Toplist Ninh Hiệp: Tìm kiếm Đối tác, Cửa hàng, Nguồn hàng
Bạn đang tìm kiếm điều gì?
Vải xô muslin là gì? Các loại muslin phổ biến

Vải xô muslin là gì? Các loại muslin phổ biến

  • 02/08/2023
  • 358
  • 1
  • 0

Câu hỏi vải xô muslin là gì được nhiều người tìm kiếm. Nếu chưa từng sử dụng loại vải này có thể bạn sẽ bị nhầm lẫn với rất nhiều tên gọi từ vải xô muslin, vải xô, vải gạc, vải mulmul,... Hoặc cũng có thể dễ bị lẫn với các loại vải dệt nhẹ khác như vải ogandy, organza, vải tuyn,...

Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin để hiểu rõ hơn và có lựa chọn phù hợp khi mua vải.

ĐỌC THÊM: Tìm hiểu ưu thế của  nguồn sỉ vải chợ Ninh Hiệp

1.Tìm hiểu vải xô muslin là gì?

Muslin được cho là xuất hiện từ thời cổ đại Ấn Độ và cho đến nay vẫn rất được ưa chuộng vì có nhiều đặc điểm độc đáo cũng như tính linh hoạt trong sử dụng.

Bảng tóm tắt về muslin

Tên gọiMuslin, vải xô muslin, vải xô, vải gạc,...
Chất liệu chínhCotton, llinen, lụa, viscose, len, polyseter,...
Kiểu dệtTrơn, mở, mật độ sợi thưa
Trọng lượngNhẹ, rất nhẹ
Thoáng khíCao
Hút ẩmCao
BềnTrung bình
Co giãnThấp


Mô tả cụ thể về muslin

Muslin là một loại vải dệt trơn (thuộc phương pháp dệt thoi), thường dệt bằng sợi cotton với mật độ sợi thấp, trọng lượng rất nhẹ, thoáng khí.

Về tên gọi, ở Việt Nam nó được gọi là vải xô muslin, vải xô, vải gạc,... Nó có tên tiếng Anh là muslin fabric, được đặt theo tên thành phố Mosul (Iraq), nơi mà các thương nhân châu Âu lần đầu tiên phát hiện ra vải vào khoảng thế kỷ 17.

Về cấu trúc, muslin là loại vải dệt trơn, kiểu dệt mở. Lưu ý rằng dệt trơn có rất nhiều biến thể tùy thuộc vào đặc điểm cấu trúc sợi và mật độ sợi. Với muslin, đặc điểm nổi bật nhất là 1 sợi dọc và 1 sợi ngang đan xem, sợi xoắn mịn.

Mật độ sợi dệt thấp hơn 25 sợi trên mỗi cm vuông. Mật độ càng thấp tức là dệt càng lỏng và vải càng thưa. Điều này tạo ra các điểm giao nhau giữa các sợi vải tựa như các ô trống, không khí dễ dàng lưu thông.

Cùng với đặc điểm sợi cotton, dệt mở góp phần làm cho muslin càng trở nên thoáng khí hơn. Đây chính là lý do tạo cho muslin cotton được ưa chuộng nhất.

Ngày nay, muslin được làm từ nhiều chất liệu bao gồm cả sợi tự nhiên, sợi nhân tạo và sợi tổng hợp. Tùy từng phiên bản mà có thêm ưu điểm nhưng nhìn chung muslin vẫn được đánh giá là lọa vải thoáng mát và tốt cho mùa hè.

 Nó có cả ở dạng thô, vải thành phẩm và được sản xuất nhiều trên quy mô công nghiệp. Các nước sản xuất nhiều loại vải này là Ấn Độ, Bangladesh, đặc biệt là Trung Quốc,....

Nhờ các công nghệ tiên tiến từ dệt vải, xe sợi, nhuộm màu, in ấn, tạo lớp phủ, tạo hiệu ứng (slub, nhăn),... muslin đem đến nhiều lựa chọn cho người mua.

Vải có ứng dụng đa dạng như làm hàng may mặc thời trang, vải gia dụng, cho đến các ứng dụng y tế,....

So sánh muslin với một số loại vải dệt nhẹ khác

Thuộc vào danh sách các loại sheer tức là vải nhẹ, mỏng, muslin có thể dễ bị nhầm với các loại vải khác. Dưới đây là một số so sánh để thấy được sự phân biệt của muslin với ogandy, vải tuyn, vải organza,...

  • So với vải ogandy: Một loại vải của Ấn Độ theo truyền thống cũng được làm từ sợi cotton dệt trơn, mỏng nhưng hơi cứng hơn so với muslin.
  • Với Tulle (tuyn): Vải tuyn là một loại vải dệt nhẹ thưa có đặc điểm giống vải muslin với các mắt lưới nhỏ nhưng nó tinh tế hơn. Trong lịch sử thường được dùng làm mạng che mặt hoặc may váy.
  • Muslin so với vải organza: Loại vải này theo truyền thống được làm từ lụa với sợi xoắn chặt và hơi cứng. Cũng nhẹ, mỏng và có phiên bản hơi mờ như muslin. Tuy nhiên bề mặt orgaza vải khác hẳn vì có độ sáng, bóng, mịn và vô cùng tinh tế và bắt sáng rất tốt. Dùng cho trang phục phục váy cưới, lễ hội, trang trí không gian, làm đồ thủ công,...
  • Lụa muslin khá giống vải chiffon vì đều do nhẹ, nhưng trong hơn do cấu trúc thoáng hơn và cứng hơn.

Ưu điểm và nhược điểm của muslin

Là loại vải phổ biến hiện nay, muslin chứa đựng nhiều ưu điểm và cả một số hạn chế. Việc lựa chọn phù hợp để phát huy ưu điểm của vải là quan trọng.

Ưu điểm:

  • Tương đối bền: Vải khá khó rách ngay cả khi chịu tải nặng;
  • Thoáng khí: rất phổ biến ở những nước có khí hậu nóng, thoáng khí, giúp ngăn ngừa đổ mồ hôi nhiều trên da
  • Khô rất nhanh: Vải thấm hút tốt nhưng khô rất nhanh
  • An toàn cho da: Với phiên bản muslin có thành phần tự nhiên, vải không gây ra phản ứng dị ứng
  • Thân thiện với môi trường - thành phần tự nhiên góp phần đảm bảo an toàn cho môi trường
  • Tinh tế và nhẹ nhàng: Muslin hiện nay được nhuộm màu, in ấn dễ dàng cho ra vô số phiên bản rất đẹp mắt và là lý do chính cho sự phổ biến của hàng may mặc bằng vải muslin.

Hạn chế:

  • Dễ nhăn: Muslin cotton, lanh nguyên chất đứng đầu bảng về độ nhăn. Vải nhuộm không bề màu dưới ánh nắng mặt trời. Có thể bị co lại (muslin cotton).
  • Giá cao: Muslin đắt hơn các loại vải dệt nhẹ tương tự.
  • Không thích hợp khi sử dụng ở vùng khí hậu lạnh vì vải giữ nhiệt rất kém.
  • Không co giãn: Khi sử dụng may quần áo, tránh các mẫu may quần áo bó sát.

    2.Vải muslin dùng để làm gì?

    Trái với ý nghĩa của nhiều người về một loại vải xô chỉ dành cho may đồ trẻ sơ sinh, muslin có rất nhiều ứng dụng. Dưới đây là một trong số lựa chọn để bạn mua vải muslin:

    Sử dụng trong y tế hoặc ngành ẩm thực

    Gauze Muslin
     

     

    • Chủ yếu là loại muslin gạc, làm bằng sợi tự nhiên và không nhuộm màu để đảm bảo an toàn.
    • Vải mềm nhẹ và thường có các mắt lưới nhỏ với mục đích lọc bột, dầu ăn, rượu vang,...
    • Trong y tế dùng để băng bó vết thương.

    May đồ dùng cho trẻ sơ sinh

    Khăn lau, khăn tắm, chăn mền, khăn sữa, tấm lót, mũ trẻ em, khăn quàng cổ, áo liền quần, quần yếm, áo lót, áo cánh,...và rất nhiều hàng may mặc khác cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được sử dụng bằng muslin. 

    Làm vải nền chụp ảnh

    Loại này thường dày nặng hơn loại dùng cho trẻ em, có trọng lượng trung bình. Thường được tẩy trắng hoặc nhuộm màu sắc đẹp để làm nền ảnh, bề mặt không thấy các mắt lưới.

    May quần áo

    Muslin có thể được dùng để may thử các mẫu thiết kế trước khi triển khai trên vải thành phẩm. Điều này nhằm mục đích tiết kiệm chi phí. Cách làm này đã có truyền thống trong nhiều thế kỷ.

    Nó cũng được dùng may váy áo cho mùa nóng nhờ vào ưu điểm thoáng mát. Kiểu dệt mở và trọng lượng nhẹ của vải cho phép luồng không khí lưu thông dễ dàng. Do đó khi mặc trang phục vải muslin bạn sẽ có cảm giác dễ chịu.

    Các ứng dụng may mặc cho cả nam và nữ từ muslin gồm váy, quần lửng, quần dài, áo len nhẹ, bộ đồ ngủ, áo ngủ, đồ giữ ấm mặc bên trong,...

    Các mục đích khác

    Ngoài ra tùy vào màu sắc, họa tiết và cấu trúc vải, chất lượng, trọng lượng,... mà muslin còn được dùng cho các dự án may vá, trang trí, làm đồ handmade, vải bọc lót, vải vệ sinh,...

    3.Có bao nhiêu loại muslin?

    Vì muslin chỉ là tên gọi của nơi xuất hiện loại vải này, nó không chỉ đơn thuần một chất liệu nào, do đó loại vải này khá đa dạng trong việc phân loại. Theo đó có thể gọi tên muslin theo chất liệu, độ dày mỏng, độ hoàn thiện dệt,...

    Tìm mua vải muslin theo chất liệu

    Theo truyền thống, muslin làm bằng chất liệu tự nhiên, cotton là phổ biến nhất. Ngày nay, vải xô có thể được làm từ nhiều loại sợi khác nhau, tùy vào mục đích của nhà sản xuất. Vải muslin hiện đại có thể được làm từ cả chất liệu tự nhiên (bông, lanh,...), nhân tạo (rayon, viscose) hoặc hỗn hợp.

    Muslin dệt từ sợi cotton

    Chiếm ưu thế đầu bảng về độ phổ biến, muslin cotton 100% an toàn, không gây kích ứng da.
     

    vải muslin là gì


    Khi sử dụng may quần áo, vải đặc trưng bởi thành phần tự nhiên, thoáng khí và nhẹ nhàng. Là lựa chọn tốt cho các loại vải mát nhất cho mùa hè. Có thể may váy, quần lửng, áo sơ mi, đồ lót.

    Phổ biến nhất là may đồ cho trẻ sơ sinh như khăn quấn, tã, khăn tắm, khăn sữa, quần áo, chăn mềm,...

    Nó cũng được sử dụng may bộ đồ giường vì tính nhẹ và thoáng mát, nhanh khô và cũng có khả năng chống mài mòn tương đối cao. 

    Vải gạc y tế là loại làm từ cotton thô cũng rất phổ biến.

    Loại này thường có giá cao hơn muslin làm từ các loại sợi tổng hợp hoặc vải sợi pha cotton. 

    Vải lụa muslin

    Muslin silk được ưa chuộng nhờ độ mềm, bóng, nhẹ như không trọng lượng. Vải mịn mượt, độ rủ hơn hẳn cotton nên may váy tạo độ bồng bềnh đẹp. Nhược điểm là kiểu dệt mở có thể dễ bị rách hơn so với các loại vải lụa dệt chặt chẽ như satin.

    Khi may váy áo, loại vải này đem lại cảm giác dễ chịu về mặt xúc giác và cho cái nhìn rất sang trọng.

    Sử dụng để may trang phục như váy dạ hội và váy cưới, khăn quàng cổ, áo cánh nhẹ, váy và áo sơ mi. Cũng rất phù hợp với đồ nội thất gia dụng như rèm trang trí và rèm cửa.

    Giống với mọi loại vải lụa tơ tằm tự nhiên, muslin silk là phiên bản có giá đắt nhất và thường chỉ tìm thấy ở các cửa hàng vải chuyên về lụa, gấm.

    Muslin linen

    Vải muslin làm từ sợi lanh thường ít phổ biến hơn do giá đắt hơn cotton. Bề ngoài, vải trông giống với cotton, nhưng nó có độ thoáng khí, hút ẩm cao hơn, có khả năng kháng khuẩn tốt hơn. Tuy nhiên nó lại nhăn nhiều hơn.

    Muslin từ viscose - lụa nhân tạo

    Phiên bản này vừa để cải thiện giá cả so với muslin cotton hoặc lanh nguyên chất trong khi vẫn giữ lại phần nào ưu điểm của sợi nguồn gốc tự nhiên.

    Vải có độ rủ cao, bề mặt vải rất tinh tế với độ trong suốt cao. Dùng làm vải trang trí nội thất  như rèm cửa hoặc màn cửa, may trang phục,...

    Giá vải tương đối hợp lý so với cotton 100%.

    Muslin bamboo 

    Còn gọi là vải xô sợi tre, loại vải làm từ bột của cây tre qua xử lý công nghệ hiện đại.

    Các loại vải sợi tre rất được ưa chuộng cho hàng quần áo trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

    Vải muslin len

    Sợi len được dùng để dệt muslin khá nhẹ và mỏng nhưng vẫn tạo cảm giác ấm hơn. Được sử dụng rộng rãi để may quần áo ấm. Trong phân loại vải len, muslin len được xếp vào loại mỏng. Vải rất mềm và dễ chịu khi chạm vào.

    Vải muslin từ polyester

    Phiên bản sợi plyester dệt vải muslin được cải thiện đáng kể về độ bền so với tất cả các chất liệu trên. Giá của nó cũng rẻ nhất.
     

    vải muslin chất liệu polyester


    Như hình trên vải (cận cảnh) được in thăng hoa cho hình ảnh sắc nét rất đẹp. Ở định lượng vừa phải từ trên 50gms, nó có thể dùng để may áo, váy,...

    Vải thấm hút kém và không mềm hơn muslin cotton nhưng bù lại nó mịn hơn và không có hiện tượng đổ lông.

    Tìm mua muslin theo tên gọi

      Khi bạn tìm mua vải muslin trên thị trường quốc tế hay các trang web bán buôn vải lớn như Amazon, Alibaba, Made-in-china,... muslin được dùng với 4 loại phổ biến:

      Vải gạc (Gauze Muslin): Nhẹ nhất trong họ muslin, còn gọi là siêu nhẹ, có loại chỉ dưới 40g/m2, thường làm bằng cotton, hơi thô. Làm quần áo, màng lọc trong nhà bếp, vải băng bó vết thương,... Phiên bản vải sợi tự nhiên không nhuộm màu thường ứng dụng

      Muslin trơn (Mull Muslin): Trơn, nhẹ, thường được làm từ cotton và lụa. Làm lớp lót tạo thêm trọng lượng và cấu trúc trang phục, hoặc phác thảo các thiết kế. Mulmul là một tên gọi của muslin của Bengal với đặc điểm rất mềm và mịn. Nó được coi là một loại của vải muslin. Ngày nay nó thường được làm từ sợi tổng hợp (polyester) hoặc bán tổng hợp (viscose, bamboo).

      Vải muslin Thụy Sĩ (Swiss muslin): Nhẹ trong tuyệt đối với các hoa văn hoặc chấm nổi. Dùng cho quần áo thời tiết ấm áp.

      Muslin dạng lớp (Sheeting muslin)

      vải muslin 2 lớp

      Thường là loại dày nhất do có cấu tạo hai hoặc nhiều lớp. Các lớp vải được kết nối tinh tế với nhau, được dệt bởi sợi mịn. Vải thường bền, chắc chắn. Ứng dụng phổ biến cho các sản phẩm trẻ em, khăn tắm, váy mùa hè, khăn quàng cổ,...

      4.Cách chăm sóc, bảo quản muslin

      Muslin có cấu trúc vải đặc biệt nhẹ và lỏng lẻo nên cần để ý khi chăm sóc vải. Ngoài ra tùy vào mỗi chất liệu, nó có thể có thêm những lưu ý riêng.

      • Trang phục từ vải muslin nên được giặt bằng tay hoặc giặt máy ở chế độ nhẹ nhàng
      • Nhiệt độ nước giặt: Giặt trong nước ấm (tối đa 40 độ), với lụa muslin dưới 30 độ)
      • Bột giặt: Sử dụng bột và gel chuyên dụng, tránh dùng chất tẩy rửa mạnh.
      • Khi xả, nên thêm chất làm mềm vải.
      • Làm khô vải trong điều kiện tự nhiên và trên nên trải theo bề mặt nằm ngang. Tránh máy sưởi, nhất là loại có chứa sợi lụa hoặc len.
      • Nếu cần có thể ủi vải muslin bằng hơi nước.
      • Khi phơi tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.

      Trên đây là một số thông tin tìm hiểu vải xô muslin là gì, đặc điểm ứng dụng và các loại muslin phổ biến. Chủ đề vải muslin sẽ tiếp tục được cập nhật trong các bài viết tiếp theo trên website Toplist Ninh Hiệp. Mời bạn đón đọc!

      Đọc thêm:  Toplist địa chỉ  bán vải sợi tre chất lượng

      Chia sẻ

      Location for : Listing Title