Toplist Ninh Hiệp: Tìm kiếm Đối tác, Cửa hàng, Nguồn hàng
Bạn đang tìm kiếm điều gì?
Nên mua áo chống nắng chất liệu gì, màu gì tốt nhất?

Nên mua áo chống nắng chất liệu gì, màu gì tốt nhất?

  • 11/07/2023
  • 402
  • 1
  • 0

Nên mua áo chống nắng chất liệu gìnên mặc áo chống nắng màu gì, là băn khoăn của không ít người, nhất là vào mùa hè nắng và nóng với sự hoạt động mạnh mẽ của tia UV.

Nhiều  người cho rằng càng sáng màu sẽ chống nắng tốt, trong khi số khác lại có ý kiến ngược lại. Bài viết sau sẽ tổng hợp một số thông tin về áo chống nắng và cách chọn vải may quần áo chống nắng tốt nhất cho bạn.

Xem thêm: Chất vải nào mặc mát nhất ?

Chỉ số đo mức độ chống nắng của quần áo là gì?

UPF (Ultraviolet Protection Factor) là chỉ số để đánh giá mức độ chống lại tia cực tím của hàng may mặc (quần áo, mũ, khẩu trang,...). 

Cần phân biệt chỉ số UPF ở quần áo với chỉ số SPF (Sun Protection Factor) dành cho kem chống nắng. UPF đo được cả tia UVB và UVA còn SPF chỉ đo được tia UVB.

Chỉ số UPF càng cao cho thấy bức xạ UV sẽ bị chặn bởi vải UPF như thế nào. Nếu tìm mua quần áo chống nắng chuyên dụng, Tổ chức Ung thư Da khuyến nghị các nhãn hiệu được xếp hạng ít nhất 30 UPF.
 

Giá trị UPF*Xếp hạng
0 - 15Không bảo vệ
15 - 20Tốt
25 - 35Rất tốt
40 - 50+Xuất sắc


Nếu bạn muốn quần áo chống nắng tối đa, hãy tìm quần áo đã được chứng nhận UPF 50+. Điều này có nghĩa là ít nhất 98% tia cực tím bị chặn bởi vải. 

Khả năng chống nắng của quần áo phụ thuộc vào điều gì?

Điều cần lưu ý là màu sắc không phải là yếu tố duy nhất xếp hạng UPF. Chỉ số này có thể bị thay đổi theo vật liệu (chất liệu, trọng lượng vải, cấu trúc sợi,...), mức độ ướt, độ kéo giãn, thuốc nhuộm màu tự nhiên, chất tẩy trắng cũng được chứng minh là tăng cường giá trị UPF. Khi xác định UPF của quần áo, một số yếu tố được xem xét xem chúng có hiệu quả trong việc ngăn chặn tia UV hay không.

Thuốc nhuộm

Quần áo màu tối luôn tốt hơn màu sáng trong trường hợp ngăn chặn tia UV. Và nồng độ của một số loại thuốc nhuộm ngăn tia UV càng cao thì chúng càng phá vỡ nhiều tia hơn.

Thành phần vải

Các loại vải sợi tổng hợp như polyester, nylon và sợi tự nhiên như lụa có khả năng cản tia nắng mặt trời tốt hơn. Vải sợ tự nhiên như bông, lanh, tơ nhân tạo và sợi gai dầu không tốt trong việc ngăn chặn tia UV, trừ khi được xử lý bằng hóa chất bổ sung.

Kiểu dệt vải

Vải dệt với cấu trúc dệt lỏng lẻo, mật độ sợi thấp, vải dệt thưa có lỗ trống trên bề mặt (vải ren, vải lưới),... không có tác dụng chống tia UV vì có nhiều lỗ hở khiến cho tia UV dễ dàng xuyên qua. Vải dệt chặt chẽ, dày dặn khi soi dưới ánh sáng mặt trời không thể thấy ánh sáng xuyên qua thì có khả năng bảo vệ da tốt hơn. Ví dụ như vải jean dệt chéo truyền thống, vải tweed dệt chéo, vải canvas dệt trơn,...

Tính co giãn

Quần áo co giãn có thể có khả năng chống tia cực tím kém hơn quần áo không co giãn. Lý do vì khi vải bị kéo giãn, bề mặt vải xuất hiện các lỗ hở khiến tia UV dễ duyên qua. Theo nghĩa đó các loại vải thun co giãn không thực sự lý tưởng. Tuy nhiên vì khả năng co giãn tạo sự thoải mái khi mặc, bạn vẫn có thể chọn thun co giãn và may áo với kích cỡ rộng để khi mặc áo không bị kéo giãn quá mức.

Xử lý

Các nhà sản xuất quần áo có thể thêm hóa chất hấp thụ tia UV trong quá trình sản xuất. Các chất phụ gia trong sản phẩm giặt tẩy, (chất làm sáng và các hợp chất cản trở tia cực tím) có thể làm tăng xếp hạng UPF của quần áo. 

Nên mặc áo chống nắng màu gì?

Nếu như trước đây bạn có thể từng nghe nói các màu tối, màu đậm sậm như đỏ, đen và xanh nước biển hay màu sặc sỡ không nên được chọn để may đồ chống nắng còn các màu sáng như trắng hay màu phấn hồng lại được đánh giá cao hơn. Tuy nhiên những năm gần đây quan điểm này có phần đảo ngược. 
 

Nên mặc áo chống nắng màu gì?


Một nghiên cứu được thực hiện ở Tây Ban Nha cho thấy vải may quần áo chống nắng có màu tối hơn hoặc đậm hơn có xu hướng chống bức xạ tia cực tím tốt hơn vải có màu sáng hơn. Trong số các màu được thử nghiệm, màu xanh đậm mang lại mức độ chống tia cực tím tốt nhất. Điều này trái với niềm tin phổ biến cho rằng màu mát nhất dưới ánh nắng mặt trời (màu trắng và vàng) vốn có mức độ chống tia cực tím tốt.

Ví dụ các nhà nghiên cứu chỉ ra chiếc áo phông cotton màu trắng thông thường có chỉ số UPF là 5. Điều này có nghĩa là nó không có ý nghĩa trong việc bảo vệ da bạn dưới ánh nắng mặt trời.

Như vậy các màu sắc tốt nhất để chống nắng là:

  • Xanh ngọc lục bảo (Emerald greens)
  • Màu xanh đậm (Dark bold blues): xanh nước biển, xanh đậm
  • Màu tím đậm (Vibrant purples)
  •  Đen, nâu, đỏ tía 

Kết hợp với kiểu dệt chặt chẽ, màu tối có thể giúp tạo thành một rào cản không thể xuyên thủng chống lại tia UVA và UVB. áng không hấp thu nhiều nhiệt, thường cho người ta cảm giác mát mẻ và cả sự mát mẻ bằng thị giác, thì lại dễ dàng bị tia UV xuyên qua hơn. Vì vậy hãy tách bạch, mức độ hấp thu nhiệt và mức độ ngăn cản tia UV.

Nên mua áo chống nắng chất liệu gì?

Thành phần vả khá quan trọng khi lựa chọn để may đồ chống nắng. Sợi tổng hợp sợi polyester và sợi nylon có khả năng bảo vệ da tốt hơn sợi tự nhiên. Trong các sợi tự nhiên, lụa sa tanh có thể có tính bảo vệ cao vì chúng phản xạ bức xạ. Vải cotton có chứa lignin tự nhiên được xem là có khả năng hoạt động như chất hấp thụ tia cực tím.

Vải công nghệ cao được xử lý bằng chất hấp thụ tia cực tím hóa học hoặc thuốc nhuộm ngăn chặn mức nhất định sự xâm nhập của tia UV vẫn được đánh giá cao nhất.

Tuy nhiên nếu không phải là loại vải công nghệ cao, quần áo chống nắng chuyên dụng, với các loại vải may mặc thông thường, kiểu dệt vải và mật độ của vải là yếu tố chính cần xem xét cùng với yếu tố màu sắc ở trên. Dưới đây là danh sách một số lựa chọn cho vải may đồ chống nắng.

Áo chống nắng vải denim

Vải denim truyền thống, vải jeans sợi cotton may đồ jean được đánh giá cao ở góc độ chống nắng từ quần áo bảo hộ lao động, áo sơ mi denim, áo khoác denim,... Trong lịch sử những chàng cao bồi miền Tây đã mặc chúng dưới trời nắng. Denim dệt chéo dày dặn, cứng cáp bền có xếp hạng UPF là 1700. Tuy nhiên để mặc denim dày từ đầu đến chân chống nắng khá không thoải mái khi nhiệt độ lên đến trên 30 độ C.

Vải polyester

Nhẹ hơn denim cotton, xếp hạng của vải polyester cũng là UPF 1700. Khả năng chống tia cực tím của polyester cao nhất hiện nay và cũng rất bền. Nó có thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong 12 tháng mà vẫn có ít nhất 67% khả năng chống tia cực tím. Hạn chế của vải sợi này cũng như denim, là có thể gặp vấn đề trong khi nhiệt độ cao, cơ thể đổ mồ hôi, nóng và khó chịu.

Vải sợi nylon

Nylon có khả năng chống tia cực tím nhưng không cao bằng polyester và cũng không phải là lâu dài. Tiếp xúc thường xuyên với tia UV sẽ khiến nylon bị phai màu và mất ổn định. Thiết bị ngoài trời làm từ nylon có thể bắt đầu có dấu hiệu phân hủy tương đối nhanh. Vải nylon sẽ cung cấp một số lớp bảo vệ khỏi bức xạ tia cực tím và có xếp hạng UPF cao khi còn mới. Nhưng ngay khi quần áo nylon của bạn có dấu hiệu mờ dần, đã đến lúc thay thế nó.

Vải lụa

Lụa có thể được coi là một loại vải có đặc tính chống tia UV ở mức độ nào đó và tùy vào cách dệt chặt chẽ, dày dặn hay khoogn, khả năng bảo vệ có thể được xếp hạng từ thấp đến trung bình. Theo đó lụa dệt satin bề mặt sáng bóng với màu tối có thể phản chiếu tia nắng mặt trời và làm như vậy, nó sẽ đẩy bức xạ ra khỏi da của bạn tốt hơn một màu sáng.

Vải len

Len chưa được xử lý cũng có thể hấp thụ bức xạ ở mức độ lớn hơn nhiều so với nhiều loại sợi tự nhiên khác. Tuy nhiên, nếu bị ẩm ướt, khả năng này của vải len sẽ giảm rõ rệt. Xếp hạng của len chỉ ở UPF20 – 50, tùy thuộc vào loại len. Len Merino ở mức cao hơn của thang đo đó. Vì len có khả năng bảo vệ UPF một cách tự nhiên nên nhiều nhà sản xuất sẽ thêm hóa chất để cải thiện khả nặng này tuy nhiên khả năng này cũng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Vải được xử lý trước

Vải được xử lý trước bằng hóa chất để tăng cường khả năng chống tia cực tím được coi là một trong những lựa chọn tốt nhất.

Trên thực tế quần áo chuyên dụng chống nắng có thương hiệu có thể rất tốt nhưng giá có thể cao hơn. Nếu bạn chưa có khả năng tiếp cận hoặc đang cân nhắc xem xét để mua, có thể tận dụng những trang phục sẵn có làm quần áo chống năng. Việc xem xét màu sắc, độ dày của vải, mật độ vải dệt, chất liệu vải,... là điều cần thiết. Cuối cùng độ che phủ quần áo chống nắng rất quan trọng và đừng quên kết hợp cả mũ nón chống nắng và găng tay, khẩu trang,... 

Trên đây là trả lợi câu hỏi nên mua áo chống nắng chất liệu gì, nên mặc áo chống nắng màu gì và các thông tin khác có liên quan. Chủ đề áo chống nắng sẽ tiếp tục được cập nhật  trong các bài viết tiếp theo, mời bạn đón đọc.

Chia sẻ

Location for : Listing Title