Toplist Ninh Hiệp: Tìm kiếm Đối tác, Cửa hàng, Nguồn hàng
Bạn đang tìm kiếm điều gì?
Vải canvas là gì? Đặc điểm, phân loại, ứng dụng

Vải canvas là gì? Đặc điểm, phân loại, ứng dụng

  • 25/05/2023
  • 460
  • 2
  • 0

Vải canvas là gì? Được làm bằng chất liệu gì? Có bao nhiêu loại vải canvas? Ưu điểm và hạn chế cũng như ứng dụng của vải ra sao? Có gì khác biệt giữa vải canvas truyền thống và hiện nay? Nhiều câu hỏi nữa sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

Xem thêm: Địa chỉ bán vải bố ở Hà Nội uy tín phục vụ toàn quốc

1.Vải canvas là gì?

Vải canvas là loại vải được dệt theo kiểu dệt trơn có cấu trúc mạnh mẽ, siêu bền và bề mặt thô nhám, sờ rất cứng, dày và nặng. Tên gọi 'canvas' bắt nguồn từ tiếng Anh - Pháp có nghĩa là "làm bằng cây gai dầu" và đây cũng là nguyên liệu ban đầu sản xuất nên loải vải này. So với các loại vải dệt trơn khác như vải chiffon, organza hay vải taffeta, canvas trở nên rất dày, nặng và bền chắc nhất.

Ngày nay, ngoài sợi gai dầu, sợi đay, sợi lanh, canvas còn được dệt bằng sợi cottonsợi polyester, sợi hỗn hợp (tự nhiên và nhân tạo). Vải có thể được dệt với mật độ sợi ngang và dọc bằng nhau hoặc khác nhau. Được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau bao gồm cả thời trang may mặc, che phủ, bao bì đựng,....

Cần lưu ý rằng nguyên liệu thô tổng hợp tạo nên vải canvas mang đến một sự khác biệt cả về thành phần và tính chất của vải canvas truyền thống. Điều duy nhất để được xếp cùng nhóm là về hình thức, cấu trúc dệt giống nhau. 
 

vải canvas màu


Tính chất, ưu điểm và hạn chế

Canvas ngày nay có rất nhiều ưu điểm bắt nguồn từ sự đa dạng của chất liệu vải. Một số ưu điểm là sự kết hợp của kiểu dệt trơn và tính chất của sợi vải mà có sự khác nhau ở từng loại vải canvas cụ thể. Vui lòng xem kỹ thêm đặc tính của các loại sợi vải. 

Ưu điểm của canvas

  1. Tính thực tế và độ bền: Chịu được nhiều lần giặt, không ngả màu, giữ được hình dáng và đặc tính
  2. Chống mài mòn và chống co giãn
  3. An toàn: Vải sợi thực vật an toàn và phù hợp ngay cả với những người dễ bị dị ứng
  4. Thoáng: Kiểu dệt trơn và thành phần sợi tự nhiên giúp không khí lưu thông tự do. Từ đó vải không nóng vào mùa hè
  5. Hút ẩm tốt: Do tính chất tự nhiên của sợi vải. Rất phù hợp cho mùa hè và trong quần áo bảo hộ lao động.
  6. Có khả năng chống bụi bẩn: Không cần chăm sóc cẩn thận, không cần phải ủi.
  7. Chống nấm mốc, kháng khuẩn
  8. Canvas từ sợi lanh là chất liệu kháng khuẩn, không dễ bị nấm mốc.

Hạn chế

  1. Cứng hơn nhiều so với các vật liệu tự nhiên khác có cùng kiểu dệt là một nhược điểm. Trừ khi được dùng vào mục đích cụ thể để tận dụng nó làm ưu thế.
  2.  Màu tự nhiên của vải không quá hấp dẫn trừ khi sử dụng vào mục đích cụ thể
  3. Có thể dễ bị tuột sợi
  4. Một số chất liệu canvas dễ nhàu (canvas cotton)

2.So sánh vải canvas truyền thống và hiện đại

Trong lịch sử, vải canvas, vải bố có từ rất lâu đời và được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ban đầu vải được dệt thủ công nên chất lượng vải cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng là hạn chế. Tuy nhiên ngày nay nhờ sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp dệt may, vải canvas hay vải bố đã có những thay đổi rất lớn. 
 

Đặc điểmVải canvas truyền thốngVải canvas hiện đại
Nguyên liệuSợi thực vậtSợi thực vật, sợi nhân tạo, sợi hỗn hợp
Trọng lượngDày, nặngDày, trung bình
Mật độ
Kích cỡ sợi
Bằng nhauBằng hoặc khách nhau
Màu sắcMàu tự nhiênTẩy trắng, được nhuộm đa đạng màu sắc, in họa tiết
Phủ bề mặtKhông cóPhủ chống thấm, kháng khuẩn,...
Ứng dụngLàm bao bìĐa dạng ứng dụng


3.Ứng dụng phổ biến của vải bố hiện nay

Trước xu hướng thời trang thân thiện với môi trường, vải bố/canvas được thấy trong phiên bản quần áo ngày càng đa dạng hơn. Người ta loại vải này còn được tìm thấy ở những tên tuổi nổi tiếng như DG và Valentino. Ngoài ra các ứng dụng phổ biến của canvas hiện nay bao gồm:

  1. Bao bì, túi đựng (bao bố, bao bạt)
  2. May túi xách thời trang
  3. Sản xuất quần áo: may vest, blazer, chân váy, đầm, may quần áo đồng phục cần độ bền cao
  4. Đóng giày: giày bata, giày Vans,...
  5. Vải bọc: Khăn trải bàn, vỏ gối, bọc ghế, may rèm cửa,...
  6. Vải dùng ngoại trời: may lều, bạt, buồm,...
  7. Làm đồ trang trí: làm bìa sách, ốp điện thoại, dây trang trí,..
  8. Làm vật liệu vẽ tranh, in tranh canvas

4.Cách phân loại vải canvas

Tại Mỹ, vải canvas được phân loại theo 2 cách: theo khối lượng riêng hoặc theo một hệ thống phân hạng đánh số từ 1 - 12.

Ở Việt Nam, không có quy định chặt chẽ cho việc phân loại vải canvas. Tuy nhiên bạn có thể vận dụng tổng hợp các kiến thức về vải bố để có cái nhìn tổng quan khi tìm hiểu và chọn mua vải.

Do canvas được làm từ nhiều loại sợi khác nhau cùng kiểu dệt nên tốt nhất vẫn là phân loại dựa vào thành phần sợi vải đồng thời kết hợp với trọng lượng vải để xác định tính chất vải. Cùng với đó là kết hợp với đặc điểm khác như lớp phủ bề mặt, nhuộm màu,... để lựa chọn.

Ví dụ như khi muốn dùng vải vào mục đích may mặc, canvas cotton sẽ tốt hơn nhờ thấm hút và thoáng khí. Trong khi đó nếu là từ sợi tổng hợp sẽ không thấm nước sẽ không phù hợp. Định lượng vải may trang phục sẽ cần nhẹ hơn loại may bao bì hoặc túi xách,...

5.Phân loại canvas theo chất liệu

Theo đó bạn có thể gọi tên vải canvas kèm theo tên chất liệu mà nó được làm ra ví dụ như: vải canvas sợi gai dầu, canvas sợi đay, canvas làm từ sợi bông, sợi lanh, canvas nilon, canvas poly,...

Vải dệt từ sợi cây gai dầu

Được biết đến là loại cây đầu tiên cho nguồn nguyên liệu sợi để dệt vải canvas, ngày nay canvas từ sợi gai dầu vẫn rất được ưa chuộng.

Vải thông thoáng khí, thấm hút tốt, bền và thân thiện môi trường, có tính kháng khuẩn tự nhiên, chống nấm mốc, chống tĩnh điện, có độ cứng cao

Thường chỉ được ứng dụng trong ngành may bao bì và may bạt che. 

Vải được dệt với nhiều định lượng khác nhau từ trung bình đến dày.

Canvas làm từ sợi đay

Chủ yếu để làm vải bọc, bao tải và vải thô, dệt thành rèm cửa, bọc ghế, thảm, lớp lót cho vải sơn,...
 

vải canvas làm từ sợi đay


Được dùng như một loại vải dệt gia dụng, thay thế sợi bông hoặc kết hợp để có giá rẻ hơn.

Đặc tính bền chắc, mạnh mẽ, có khả năng chống tia UV, cách nhiệt, dẫn nhiệt thấp, chống tĩnh điện,...

Vải canvas làm từ sợi lanh

Cách nhiệt tốt, thoáng khí, thấm hút tốt,

Quá trình sản xuất sợi lanh khó nên vải có giá cao cao so với các loại vải bố khác

Thường chỉ được sử dụng để vẽ tranh và trong may mặc cao cấp (giày thể thao, túi xách cao cấp, rèm cửa, đồ trang trí handmade,... )

Canvas làm từ sợi cotton 100%

Kế thừa được ưu điểm của sợi bông như thoáng, thấm hút, mềm hơn so với đay.

Loại canvas này sử dụng nhiều nhất trong ngành may mặc thời trang, bao gồm cả quần áo, túi xách thời trang, balo, lều, khăn trải bàn, đồ handmade,...

Thường có giá cao hơn các chất liệu sợi khác, đặc biệt là vải canvas cotton 100%.

Canvas Nylon

Còn gọi là vải bạt nhựa

Có độ bền cao, dai, chống thấm nước,  khó phân hủy

Làm vải bạt che chắn ngoài trời; dây các loại (thắt lưng, các loại dây như dây đồng hồ,...)

Canvas từ sợi polyester

Có khả năng chống nhăn tốt, chống kéo dãn, bền dai, dễ nhộm màu

Có khả năng chống nước, chống cháy, chống bám bụi

Rẻ hơn so với các loại làm từ cotton hay sợi tự nhiên khác

Ứng dụng đa dạng: vải bọc đệm, gối, ghế sofa, sử dụng làm pano, áp phích, băng rôn, khăn trải bàn, rèm cửa,....

6.Phân theo màu sắc, họa tiết, độ thô, mịn

Canvas truyền thống không được tẩy trắng hay nhuộm màu do đó chỉ có thể thấy vải ở phiên bản màu sắc tự nhiên như nâu, bạc, màu mù tạc,... Do vậy nó không phù hợp để may đo quần áo.

Ngày nay bạn có thể thấy loại vải này trong vô số màu sắc và họa tiết, hoa văn, hình khối khác nhau tùy vào mục đích in ấn. Điều này cũng giúp vải mở rộng được tầm ứng dụng của nó trong ngành thời trang may mặc.

Canvas thô

Canvas không có họa tiết hoa văn, chưa qua xử lý sau dệt, không được tẩy trắng, không nhuộm màu

Màu sắc vải là màu tự nhiên

Chủ yếu làm bao bì, vải bọc, làm đồ trang trí handmade

Vải canvas trơn

Vải không có họa tiết chỉ có một màu nền.

Canvas cotton hoặc cotton pha rất phổ biến ở loại này

Ứng dụng nhiều làm vải bọc, rèm, in vẽ tranh, may mặc

Loại có họa tiết

Đa dạng họa tiết hoa văn

Ứng dụng trong trang trí nội thất, làm rèm, vải bọc, in vẽ tranh, may mặc

7.Vải canvas phân chia theo định lượng vải

Mua vải may mặc, đặt may túi xách canvas hay dùng cho các mục đích khác đều phải xem kỹ chỉ số định lượng vải. Mục đích của nó là để có sự lựa chọn phù hợp. Vải dày quá có thể không tốt cho may túi xách nhưng mỏng quá có thể không tốt để làm rèm hoặc làm bao bì,.... Thường thì canvas được chia theo định lượng dày, trung bình, nhẹ.

Canvas nặng

Định lượng từ khoảng 360gsm, mật độ sợi dệt 10-15 sợi/cm.

Thường được sử dụng trong sản xuất nhà bạt, rèm cửa hoặc cửa sổ, túi vải tote, túi ngô, tấm trải bàn, in vẽ tranh, may quần áo bảo hộ lao động,...

Canvas trung bình

Định lượng từ khoảng 150 - 350gsm, mật độ sợi dệt 20-25cm.

Thường được sử dụng trong sản xuất giày (làm viền giày, lót giày), túi tote, túi ngô, vỏ chăn gối, tấm trải bàn, đồ chạy bàn, quần áo,...

Canvas nhẹ

Định lượng dưới 150gsm. Do đặc điểm cấu trúc chặt chẽ và yêu cầu về độ bền, canvas ít được dệt nhẹ. Tất nhiên nếu muốn đều có thể dệt được.

Một số người thường xếp vải Muslin (chất liệu cotton dệt trơn) vào danh sách các loại vải canvas. 

8.Chăm sóc bảo quản canvas

Việc chăm sóc, bảo quản các loại vải canvas phụ thuộc vào chất liệu vải, sản phẩm cụ thể hay mục đích sử dụng. 

  • Vải bố, canvas thô không giặt tẩy mà chỉ rũ cần rũ bụi rồi phơi khô
  • Canvas lanh tẩy trắng được giặt ở nhiệt độ cao - lên đến 60 ° C. Vải có thể bị co ngót nếu không giữ được hình dạng, lớp phủ bề mặt tinh bột.
  • Không dùng thuốc tẩy vải
  • Vải canvas có thành phần tổng hợp: giặt ở 30 độ và ủi ở chế độ nhẹ
  • Phơi khô ở dạng thẳng để tránh vải bị nhàu
  • Bảo quản trong túi cotton để vải không bị thấm mùi lạ.

Trên đây là một số thông tin để tìm hiểu vải canvas là gì và ứng dụng, phân loại. Để biết thêm về các loại vải may mặc khác bạn có thể tham khảo nhiều bài viết trên website toplistninhhiep.vn.

Xem thêm: Chợ vải Ninh Hiệp ở đâu? Danh sách các khu bán vải Ninh Hiệp

Chia sẻ

Location for : Listing Title