Các loại vải denim trên thị trường ngày nay không chỉ đơn thuần là loại vải denim cotton truyền thống với màu xanh. Các nhà sản xuất vải denim đã mang đến sự lựa chọn đa dạng không chỉ từ thành phần chất liệu, kiểu dệt vải denim, hoa văn, họa tiết, màu sắc cũng như cách xử lý vải sau dệt để có được hiệu ứng độc đáo.
Chính vì vậy khi tìm mua vải denim để may quần jean hay các dự án thời trang, đồ nội thất hoặc thậm chí là ngưới mới bước vào kinh doanh vải, rất có thể bạn sẽ cảm thấy lúng túng khi gọi tên các mẫu vải. Denim được phân loại và gọi tên ra sao, đặc điểm và kinh nghiệm chọn các loại này? Bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin tổng hợp về một trong những loại vải được ưa chuộng hàng đầu trong ngành thời trang để bạn tham khảo.
Xem thêm: Tìm hiểu ưu thế nguồn sỉ vải tại Chợ vải Ninh Hiệp
Denim là gì?
Denim là một loại vải dệt theo kiểu đan chéo với nhiều sợi dọc hơn sợi ngang. Các sợi dọc dọc thường được nhuộm chàm, trong khi các sợi dọc ngang để lại màu trắng. Nó tạo ra độ sâu và kết cấu của loại vải denim cổ điển thường dùng để may jeans, loại quần phổ biến trên toàn thế giới.
Vải denim với vải jean, vải bò có phải là một?
Cũng như từ 'denim', 'jeans' hay 'bò' đều không phải là từ chỉ tên của chất liệu tạo nên vải.
- 'Denim': Bắt nguồn từ chữ 'Serge de Nîmes' (tạm dịch là 'vải dệt chéo của Nîmes') do những người thợ dệt vùng Nîmes (nước Pháp) đặt cho loại vải (dệt chéo với thuốc nhuộm màu chàm) mà họ tạo ra bằng cách riêng vào thế kỷ XVI. Sợi dệt được sử dụng là sợi cotton.
- Jeans: Tên một loại quần được may bằng vải denim với thiết kế đặc trưng, do Jacob W. Davis và Levi Strauss phát minh ra và được cấp bằng sáng chế vào năm 1873. Do vải denim được sử dụng nhiều để may quần jeans nên nhiều người gọi nó là vải jean.
- Vải bò: Quần jean vốn được những cao bồi (người chăn dắt bò) ở Bắc Mỹ vào thế kỷ XIX thường hay mặc. Chính vì thế jeans còn được gọi là quần bò và vải may loại quần được gọi là vải bò.
Như vậy có thể nói bạn sử dụng cả 3 từ trên để chỉ một loại vải cần mua đều được. Tuy nhiên 'denim' được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới và là tên gọi chính thức. Vải jean hay vải bò chỉ là tên gọi theo kiểu truyền miệng.
Phân biệt denim với vải chambray
Hai loại thường bị nhầm lẫn nhau do kiểu dệt tương tự: 1 sợi dọc màu xanh và 1 sợi ngang màu trắng cho ra màu sắc hơi giống nhau. Tuy nhiên denim được dệt chéo cứng cáp, dày dặn còn chambray dệt trơn, mỏng nhẹ và mềm mại.
Phân biệt vải denim theo kiểu dệt
Trong lịch sử denim là vải dệt thoi được dệt theo kiểu dệt chéo. Tuy nhiên ngày nay, ngoài dệt chéo, denim còn được dệt theo nhiều kiểu dệt khác của phương pháp dệt thoi như kiểu dệt satin, dệt Dobby, dệt Jacquard. Do đó khi tìm hiểu denim theo cách dệt vải, bạn có thể quan sát bề mặt để nhận biết và gọi tên.
Denim Twill (denim dệt chéo)
Dệt chéo là kiểu dệt cổ điển dành cho vải denim màu chàm. Theo đó, có thể chia ra denim nhẹ và dày.
- Denim nhẹ hơn thường là vải chéo 2x1 tức là cứ 2 sợi dọc cho mỗi sợi ngang.
- Denim dày và trung bình: là vải chéo 3x1 tức là cứ 3 sợi dọc tạo mỗi sợi ngang. Vải này dày hơn và đàn hồi hơn.
Denim sateen (vải denim dệt kiểu santin)
Denim Dobby (denim dệt kiểu dobby)
Denim Jacquard (vải denim dệt kiểu jacquard)
Phân loại vải denim theo thành phần sợi
Cũng như bất kỳ loại vải may mặc nào, thành phần sợi là yếu tố quan trọng để lựa chọn vải khi. Lý do vì yếu tố này tạo nên đặc tính của vải cũng như giá cả.
Vải denim chia theo thành phần sợi sẽ gồm:
- Denim 100% cotton: Còn gọi là denim hữu cơ. Đây là loại vải denim truyền thống, bền và có tính linh hoạt trong ứng dụng.
- Denim co giãn (stretch denim): cotton kết hợp sợi spandex để tạo độ co giãn cho vải. Tỉ lệ spandex thường rất chỉ chỉ vài %. Trong cách dệt, sợi thun này được sử dụng làm sợi ngang.
- Denim pha: kết hợp tỉ lệ sợi cotton và các sợi dệt khác như hay sợi polyester, rayon, nylon. Tỉ lệ cụ thể bao nhiêu sẽ tùy vào yêu cầu đầu ra của sản phẩm.
Cách chọn vải theo thành phần sợi
- Khi mua vải sỉ hoặc vải nguyên cây, nhà buôn vải sẽ cho bạn thông số cụ thể về vải trong đó có thành phần sợi. Nếu như không có, bạn nên hỏi để biết được.
- Vải 100% dành cho lựa chọn cao cấp và muốn đảm bảo tính an toàn cho da, không gây kích ứng, thấm hút tốt,... Vải có giá cao do đó nên tìm hiểu cách nhận biết cotton 100 để tránh bị thiệt thòi khi mua vải.
- Chọn vải denim có tỉ lệ sợi Polyester nếu muốn giá rẻ hơn đồng thời hạn chế được nhược điểm của loại 100% cotton (như giảm nhăn/tăng độ bền vải, vải khó bắt bẩn, ...).
Phân loại theo trọng lượng vải
Bạn cần phải hiểu cách tính toán trọng lượng vải để đưa ra lựa chọn phù hợp. Mật độ sợi vải quyết định đến trọng lượng vải, độ dày mỏng của vải. Trong các thông số về định lượng vải denim, có 2 đơn vị thường được:
- Ounce (viết tắt là Oz) tức đơn vị Anh. Theo đó trọng lượng được xác định bằng cách cân 1 thước vuông của vật liệu.
- Gsm số gam/mét vuông vải
Theo đó, loại vải denim được biết đến với 3 mức phân biệt:
- Denim nhẹ - lên đến 9oz ( < 255 Gsm): Ứng dụng cho jegging nhẹ, quần jean, áo sơ mi, váy và quần nhẹ
- Denim trung bình: từ 9 - 12oz ( 255 - 340 Gsm). Loại này có cấu trúc và trọng lượng tốt mà không quá cứng.
- Vải denim nặng: từ 12 - 32oz (373 - 907 Gsm): Ứng dụng trang trí hoặc trang trí nội thất.
Cách chọn vải theo trọng lượng
Việc lựa chọn vải có trọng lượng ra sao tùy thuộc vào nhu cầu may thực tế. Không phải vải nặng dày luôn tốt và ngược lại.
- Vải nhẹ sẽ phù hợp may sơ mi jean, quần áo trẻ em. Khi chọn vải may váy đầm bằng denim cũng nên chọn loại vải nhẹ và tốt nhất là cotton 100 để tạo sự thoáng mát.
- Denim trung bình có ứng dụng đa dạng hơn từ may quần jean nam nữ, áo khoác cho người lớn,...
- Denim dày nặng may đồ cho mùa thu đông, đồ bảo hộ lao động, phụ kiện túi xách giày dép hoặc ứng dụng khác.
Phân theo đường biên vải
Các loại vải denim đều được dệt chéo là một kiểu của phương pháp dệt thoi. Tuy nhiên sự khác biệt ở điểm thắt nút đường biên vải tạo ra hai loại vải khác nhau.
Denim biên, denim có viền vải (Selvedge Denim)
- Phần hai bên mép của khổ vải được thắt mép liền mạch sau khi dệt, nằm dọc hai bên của khổ vải denim. Đặc điểm là khổ vải nhỏ (rộng 30-35 inch) hơn hẳn so với loại vải denim thông thường dệt bằng máy dệt hiện đại.
- Khi cắt và may quần jean, hai đường biên này không cần phải vắt sổ mà được tận dụng để ráp thân quần.
- Được sản xuất bằng máy dệt thoi cổ điển (Shuttle Loom), thường được đảm bảo bởi chất lượng sợi, kỹ thuật nhuộm cũng như việc kiểm soát chất lượng và thiết kế.
- Năng suất thấp, đòi hỏi tay nghề cao của thợ dệt và giá đắt hơn.
- Ứng dụng của loại vải này đặc biệt được ưa chuộng để may quần jean. Khi xắn gấu quần để lộ đường biên vải, tạo nên một phong cách rất riêng.
Denim không có biên vải (Non Selvedge Denim)
- Vải không có đường viền tự thắt, thường được sản xuất bởi máy dệt khổ lớn và hiện đại, năng suất cao nên giá rẻ hơn
- Hầu hết vải trên thị trường là loại vải này
Phân theo cách xử lý vải sau dệt
Vải denim sau khi được dệt xong có thể được xử lý bằng các công đoạn khác nhau bao gồm wash vải làm mềm, xử lý co rút, mài,...,... Theo đó vải sẽ được chia làm các loại:
Denim thô/khô (Raw denim)
- Còn gọi là Sanforized Denim (đã xử lý co vải)
- Là loại vải không giặt sau khi nhuộm nên bề mặt vải có độ cứng nhất định
- Vải sẽ bị co rút nhiều sau lần giặt đầu tiên (có thể lên đến 10%)
- Vải bền hơn so với loại denim ướt
- Loại này thường có màu xanh indigo là màu nhuộm nguyên bản và màu đen (nhưng ít phổ biến hơn).
Denim đã giặt/denim ướt (Washed denim)
- Còn gọi là Unsanforized Denim (không qua xử lý co vải).
- Vải được giặt sau khi nhuộm với mục đích tránh bị co rút và phai màu đồng thời giúp vải mềm hơn
- Độ co rút của sản phẩm khi may bằng lọa vảii này đã được giặt sẽ chỉ ở mức từ 1-3%. Điều này giúp định hình cỡ quần jeans sau khi may, tránh bị co rút sai lệch size quá nhiều.
- Loại này ít bền hơn so với denim thô.
- Phần lớn vải jean denim được bán trên thị trường là đã được giặt tại nhà máy trước khi xuất xưởng.
Denim mài (Crushed denim)
- Vải được xử lý để có vẻ ngoài nhăn và nhàu hơn theo các quy trình mài vải khác nhau.
- Bề mặt vải và màu sắc sẽ tạo cảm giác sản phẩm cũ kỹ và các nếp nhăn trên vải sẽ không biến mất khi giặt.
Cách phân loại denim theo màu sắc
Ngày nay, với sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may, các nhà sản xuất vải mang đến sự đa dạng trong lựa chọn denim cho mọi nhu cầu may mặc. Chính vì vậy bất kỳ dự án nào từ thời trang cho đến nội thất, từ nhu cầu vải denim nguyên bản hay vải denim với sự phong phú về màu sắc và họa tiết đều có thể được đáp ứng.
Vải denim màu xanh
- Bằng cách sử dụng thuốc nhuộm màu chàm, nhà sản xuất vải sẽ điều chỉnh để cho ra các sắc thái màu xanh khác nhau: xanh nhạt, xanh trung tính, xanh đậm.
- Denim indigo hay denim sử dụng thuốc nhuộm màu chàm là loại màu phổ biến nhất từ trước đến nay
- Bên cạnh đó là các hiệu ứng màu sắc độc đáo khác cũng được tạo nên khi vải trải qua quá trình giặt vải (giặt axit, giặt đá,...).
Denim màu đen
- Quy trình nhuộm màu đen cho vải denim cũng giống với vải màu xanh và sử dụng thuốc nhuộm lưu huỳnh để tạo màu và thuốc thấm sâu vài vải.
- Denim đen dễ chuyển sang màu xám hơn mà khó giữ lại được màu đen.
- Ít phổ biến hơn so với denim đen
Denim màu sắc khác
Có rất nhiều màu khác nhau từ denim màu đỏ, trắng, hồng, xanh lá cây, xám, trắng,... Loại này sợi ngang và dọc cùng màu với nhau. Nó còn được gọi là Bull denim.
Sắc thái của từng màu cũng tùy vào yêu cầu thành phẩm vải.
Phân loại theo nguồn gốc
Theo thống kê từ Wikipedia hơn 50% denim được sản xuất tại Châu Á và phần lớn là ở Trung Quốc với khoảng hơn 100 nhà máy. Tiếp sau là Pa-ki-xtan (40), Ấn Độ (20); Châu Âu (41) Bắc Mỹ (9),... Denim là một trong các loại vải Trung Quốc được ưa chuộng cùng với cotton, vì đa dạng phân khúc, giá rẻ và luôn sẵn có với số lượng cực kỳ lớn.
Tại Việt Nam, bạn có thể mua vải denim tại rất nhiều cửa hàng vải, tổng kho vải, các chợ vải đầu mối như chợ Ninh Hiệp, chợ Đồng Xuân, chợ Tân Bình,... Nhiều xưởng sản xuất vải denim, vải jean cũng nhận sản xuất hoặc mua sỉ. Nguồn sỉ vải denim là vô cùng phong phú và đa dạng.
Tuy nhiên xét về nguồn gốc, denim có thể đến từ 3 nguồn:
- Denim sản xuất trong nước
- Vài denim Trung Quốc, chủ yếu là các chợ vải Quảng Châu
- Denim từ các nước khác
Trên đây là một số thông tin về các loại vải denim, phân loại, tên gọi và đặc điểm của chúng. Hy vọng bạn sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc mua bán vải phục vụ tiêu dùng hoặc cho sản xuất kinh doanh vải thời trang vải may mặc.
Xem thêm: Top 5+ Địa chỉ bán vải jean, denim chất lượng, giá tốt