Toplist Ninh Hiệp: Tìm kiếm Đối tác, Cửa hàng, Nguồn hàng
Bạn đang tìm kiếm điều gì?
Vải nhung là gì, đặc điểm, phân loại và cách chọn mua vải

Vải nhung là gì, đặc điểm, phân loại và cách chọn mua vải

  • 27/08/2023
  • 335
  • 0
  • 0

Vậy vải nhung là gì mà được ưa chuộng từ hàng ngàn năm nay? Nhung được làm từ chất liệu gì, thuộc vải dệt kim hay dệt thoi? Có những loại vải nhung nào? Điều gì ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả của nhung? Thêm nhiều thông tin hữu ích sẽ được Toplist Ninh Hiệp giới thiệu trong bài viết dưới đây với 2 phút đọc tham khảo.

Xem thêm: Các lỗi thường gặp trên vải nhung 


Dưới góc độ người tiêu dùng có lẽ vải nhung được hình dung bởi sự mềm mịn, bóng bẩy, mượt mà, sang trọng,... Tuy nhiên nếu là người kinh doanh vải may mặc, vải nội thất thì việc tìm hiểu kỹ hơn về vải nhung là điều rất quan trọng.

1.Vải nhung là gì?

Vải nhung là một loại vải dệt cắt cọc có đặc trưng là độ mềm mại, mượt mà, mịn màng và sáng bóng, được tạo bởi lớp cọc/lông ngắn và đày dặc trên bề mặt vải.

Trong tiếng Anh vải nhung được gọi là Velvet fabric. Ngoài velvet, có nhiều từ khác được dùng để chỉ một loại vải bóng mềm này như Velveteen, Velour, Corduroy. 

Trong tiếng Trung, nhung được gọi là 天鹅绒 (Tian e rong) cũng hàm nghĩa chỉ nhung rất mềm mượt.

'Velvet - nhung' không phải là từ chỉ chất liệu dệt vải. Nó không giống như cách gọi tên vải theo chất liệu mà bạn thường nghe thấy ví dụ như vải chất liệu cotton, vải polyester,... mặc dù theo truyền thống nó được làm từ lụa. 

Hiệu nay, nhung được làm từ nhiều loại sợi khác nhau, từ sợi tự nhiên, sợi cellulose tái sinh (Viscose/Rayon hoặc Modal), các sản phẩm tổng hợp hoặc kết hợp. Nhờ sợi tổng hợp, nhung trở nên nhẹ hơn và đàn hồi cũng như giúp giảm giá thành của vải.

Nhung cũng không thuộc vào loại vải dệt trơn, dệt chéo hay dệt satin đơn thuần bởi đây chỉ là cách tạo nên lớp nền vải nhung. Trong lịch sử, dệt nhung được tạo thành bởi một loại khung dệt đặc biệt và nó chỉ có thể gọi là kiểu dệt đặc biệt, vải dệt cắt cọc, dệt chần sợi,...

Nhung là thuật ngữ mô tả kết cấu cụ thể của hàng dệt và phương pháp cụ thể để tạo ra kết cấu đó.
 

quy trình sản xuất nhung

Có nhiều cách để phân loại nhung như theo chất liệu (nhung cotton, nhung rayon, nhung lụa,...). đặc điểm của cọc lông (độ dài, hướng cọc), cách tạo thành họa tiết, hình khối trên bề mặt nhung (dập nổi, cắt, in,...), nguồn gốc xuất xứ (nhung Lyon/Pháp, nhung Hàn, vải nhung Trung Quốc,...).

Sự đa dạng của vải nhung mang đến nhiều lựa chọn cho ngành thời trang may mặc, nội thất và các ứng dụng khác.

Lưu ý rằng việc phân loại nhung chỉ mang tính tương đối để hiểu rõ hơn về loại vải này. Trên thực tế, một kiểu dệt nhung được tạo thành từ nhiều loại chất liệu, và một phương pháp hoàn thiện có thể thực hiện trên nhiều loại nhung.

Vì sao gọi nhung là vải dệt cắt cọc

Như trên đã nói, nhung là một trong các loại vải dệt cọc, tức là có sự hình thành các cọc/búi vải trên bề mặt khác với vải dệt trơn thông thường của phương pháp dệt thoi.

Cụ thể hơn kiểu dệt trơn (của phương pháp dệt thoi) tạo vải bằng sự thay đổi trong kiểu đan xen của bộ sợi dọc và sợi ngang mà không sử dụng đến sợi bổ sung. Trong khi đó, vải dệt trang trí hay dệt cọc có sử dụng sợi bổ sung - bộ sợi thứ ba để tạo hoa văn trên vải đang dệt.

Sợi bổ sung có thể được sử dụng theo hướng ngang hoặc hướng dọc. Sợi vòng cũng có thể được cắt hoặc không cắt. Lúc này, vải nhung được tạo ra bằng việc sử dụng cọc hướng dọc và vòng được cắt hoàn toàn hoặc 1 phần. 

Ngày nay khái niệm  hay phân loại nhung đã được mở rộng hơn nhiều. Có rất nhiều loại vải có bề mặt mịn mượt và có lớp cọc đều có thể gọi là nhung. Ngoài hướng cọc dọc, nhung được làm theo hướng cọc ngang cũng được gọi là nhung. Cón có loại nhung dệt kim, loại giả nhung,.... 

Chính vì sự phong phú của nhung hiện đại mà việc tìm hiểu các loại vải nhung là điều cần thiết trong kinh doanh buôn bán vải cũng như tìm hiểu chọn lựa vải may mặc.

Lịch sử của nhung

Nhung là một loại vải có lịch sử lâu đời mặc dù người ta không xác định được chính xác quốc gia nào là nơi sản xuất loại vải này đầu tiên. Từ năm 2000 trước Công nguyên, ở Ai Cập cổ đại có loại vải có kiểu dáng tương tự. Quy trình sản xuất ra nhung cũng không quá khác biệt so với quy trình quy trình thủ công ngày nay để làm nhung. 

Iraq và Trung Quốc cũng là các nước sản xuất nhung rất sớm trên thế giới. Thời kỳ Phục Hưng, Ý là nước sản xuất nhung lớn nhất. Sau cuộc cách mạng công nghiệp, nhung được sản xuất nhiều hơn, giá rẻ hơn và nhờ đó phổ biến hơn. 

Ngày nay, nhung được sản xuất ở khắp nơi trên thế giới và nhu cầu về loại vải này cũng không ngừng tăng lên.

Ưu điểm và nhược điểm

Những ưu điểm của nhung bao gồm:

  • Vẻ ngoài tinh tế
  • Bề mặt dễ chịu
  • Ấm áp
  • Không bị hư hỏng sau khi giặt
  • Độ bền trong nhiều năm
  • Không gây dị ứng.

Chất liệu có nhiều ưu điểm, nhưng cũng có những nhược điểm:

  • Dễ tích tụ bụi
  • Mờ dần dưới ánh mặt trời
  • Lâu khô sau giặt
  • Để có độ bền cao hơn, các mặt hàng nhung được bổ sung lớp lót
  • Xử lý phức tạp
  • Đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt

2.Điểm đặc biệt của nhung

Nhung có khá nhiều ưu điểm và điều này được chứng minh trong suốt chiều dài lịch sử của nó. Đẹp, sang trọng, hấp dẫn mọi giác quan là những điểm nổi bật của nhung.

Hấp dẫn về mặt thị giác

Điểm đặc biệt của vải nhung tạo nên hấp dẫn về mặt thị giác đó chính là cọc lông (pile) và hướng cọc (nap). 'Cọc' chính là các sợi dính lên từ lớp lót bọc, nó tạo cho nhung bề mặt mềm mại, sang trọng đặc trưng. 'Nap' là từ chỉ hướng mà các sợi lông/cọc.

Không chỉ mật độ lông, độ dài lông mà hướng của cọc lông rất quan trọng với vải nhung. Hướng của cọc tạo nên sự phản chiếu ánh sáng khác nhau và đó là lý do vì sao cùng bề mặt vải, nhung có thể trông nhạt hơn hoặc tối hơn. Điều này làm cho nhung trở nên rất hấp dẫn khi ánh sáng chiếu vào. Nó tạo nên thêm chiều sâu và nét cho hình dạng của món đồ được bọc bằng nhung.

Độ sâu của cọc lông cũng thể hiện vẻ đẹp màu nhuộm rất tốt. Chính xác là nó mang lại tông màu đậm hơn so với loại vải cùng màu được dệt phẳng bởi chất liệu cotton hoặc lanh. 

Độc đáo về mặt xúc giác

Không phải ngẫu nhiên mà nhung được sử dụng cực kỳ phổ biến và ưa chuộng trong vải bọc nội thất. Cảm giác của sự mềm mại, êm ái, mịn màng hay ấm áp khi chạm vào nhung khác biệt hẳn với bất kỳ loại vải nào. 

Tuy nhiên chất liệu sợi đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới độ mềm mại của nhung. Nhung làm từ lụa mềm nhất, nhung cotton cứng hơn một chút. Nhung từ polyester loại micro cũng siêu mềm.

3.Các loại vải nhung theo chất liệu

Nhung hiện đại không hạn chế về mặt chất liệu tạo thành vải. Bất kỳ loại sợi nào cũng có thể tham gia vào trong thành phần vải nhung. Các phiên bản nhung truyền thống chất liệu tự nhiên như lụa, cotton, lanh, len vẫn rất được ưa chuộng. Các loại nhung hiện đại được làm từ chất liệu tổng hợp, bán tổng hợp cũng chiếm ưu thế nhờ giá cả dễ tiếp cận và độ bền cao.

Ngoài ra, mỗi phiên bản chất liệu đều có những đặc tính riêng gồm cả ưu và nhược điểm để phù hợp với các mục đích sử dụng nhất định. Đây là vấn đề người mua cần tìm hiểu để có được sự lựa chọn phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, yếu tố rất quan trọng liên quan đến chất liệu nhung đó là giá cả. Chất liệu cao cấp thì giá vải nhung sẽ đắt hơn. Đó là lý do vì sao bạn sẽ thấy vải nhung có loại chỉ vài chục ngàn đồng 1 mét nhưng có loại lên đến vài trăm và hàng triệu đồng 1 mét. 

Vải nhung the/nhung lụa (silk velvet fabric) 

Nhung lụa hay còn gọi là nhung the, là loại vải truyền thống có từ lâu đời, được dệt từ sợi tơ tằm cao cấp và có giá cao nhất từng được sản xuất. Nhung lụa 100% tự nhiên có thể có giá hàng trăm đô la mỗi mét vải vì việc sản xuất loại vải này tốn rất nhiều công sức.

Nhung the được dệt thoi với các cọc sợi dày đặc, ngắn và đồng đều nên rất mềm mịn đặc biệt hơn hẳn so với nhung thông thường. Thêm vào đó chất liệu tơ tằm nên nhung the có bề mặt sáng bóng lấp lánh, cực kỳ sang trọng, độ rủ cao. Độ bóng cao của nhung lụa có thể tạo cảm giác như vải đang bị ướt vậy.

Loại này thường được thêu họa tiết tinh xảo nâng cao giá trị thẩm mỹ cho hàng  may từ nhung như áo dài, váy đầm, quấn áo, vest, phụ kiện thời trang,...

Nhung lụa 100% không phù hợp cho các mục đích sử dụng hàng ngày phải chịu độ ma sát  hay mài mòn cao. Nó cũng có thể bị phai màu dưới ánh sáng mặt trời. Thường chỉ nên sử dụng cho hàng may mặc thay vì đồ nội thất.

Vải nhung bông là gì?

Nhung cotton  (Velvet cotton fabric) mang lại sự thay thế bền hơn nhiều cho nhung lụa, nhung cotton khá phổ biến. Loại 100% cotton và sẽ có giá cao hơn cotton pha sợi tổng hợp. Tuy không được sáng bóng như nhung the hoặc nhung từ sợi tổng hợp nhưng cotton nhung lại khá bền và mềm mịn.

Nhung bông có ánh sáng tinh tế khi bắt ánh sáng. Nó cũng khá bền để có thể may quần áo, vỏ gối, vải bọc và rèm cửa và bọc đồ nội thất.

Vải lanh nhung là gì? (Velvet linen fabric)

Nhung lanh thường có đường sọc không đều trên bề mặt vải giống như sợi slub , lý do vì sợi lanh thường có độ dày khác nhau. Loại này nổi bật với cọc lông ngắn hơn so với các loại nhung khác.
 

vải nhung lanh


Mặc dù không bóng bẩy như nhung lụa nhưng vẻ ngoài hơi mờ và khô của cũng rất hấp dẫn. Thêm vào đó, vải hấp thu màu nhuộm cực kỳ tốt, tạo ra màu đậm.

Nhung lanh trắng sang trọng nhưng các màu trung tính của như màu cát, màu xám, màu đen hay dải màu xanh, màu đại dương, màu xanh biển, ngọc bích màu cam cháy với sắc thái hơi đục tạo ấn tượng cực kỳ đẹp.

Lanh nhung rất lý tượng cho rèm cửa, phụ kiện và vải bọc nội thất. Nhung lanh phổ biến ở những nước khí hậu ấm vì nó thoáng khí và mát hơn khi chạm vào.

Nhung polyester (Velvet polyester fabric)

Cũng như bất lỳ loại vải nào làm từ sợi polyester, nhung poly có ưu thế về độ bền và tiết kiệm chi phí. Vẫn có vẻ ngoài bóng bẩy, mềm mịn, loại nhung chất liệu poly còn có tính chông phai màu và chống nước, chống vết bẩn tốt hơn nhung lụa hay cotton. 

Nhung polyester là một loại vải đa năng thường được sử dụng trong các ứng dụng mong muốn có kết cấu mềm mại, sang trọng và sang trọng từ các ứng dụng vải bọc, drap, quần áo, phụ kiện.

Vải nhung co giãn (Velvet spandex fabric)

Như bất cứ loại vải co giãn nào, thành phần của nó có sợi spandex với tỉ lệ nhất định để tạo độ đàn hồi cho vải. Nó thường được kết hợp với sợi Polyester để tạo độ bền cao.

Với tỉ lệ 90% polyester vào 10% spandex, nhung co giãn có thể giãn theo chiều dọc tới 20%. Trọng lượng thường ở mức từ trung bình đến nặng.

Nhung co giãn là một loại vải thời trang có ứng dụng đa dạng: may quần áo (váy dạ hội, khăn choàng, áo khoác,...) làm vải bọc, rèm, khăn trải bàn.,...

Nhung rayon và axetat

Cả hai loại mô phỏng độ lấp lánh của nhung làm bằng lụa nhưng thường nặng hơn và không có độ rủ như nhung lụa.
 

Xem thêm: Toplist địa chỉ bán vải nhung sỉ lẻ toàn quố giá tốt 

4.Các loại vải nhung chia theo công đoạn hoàn thiện

Có nhiều cách khác nhau để tạo ra các hiệu ứng trên vải bề mặt vải nhung nhằm nâng cao tính thẩm mỹ cho vải thành phẩm. Phổ biến như thay đổi loại sợi hoặc chỉ được sử dụng, thay đổi màu của cọc, chiều cao của cọc, sử dụng cọc đã cắt và chưa cắt, thay đổi các loại nền bằng kiểu dệt khác nhau như dệt trơn, dệt satin,... hoặc sử dụng cọc khác với chất liệu sợi nền. 

Nhung nghiền (crushed velvet)

Nhung nghiền là một trong những dạng nhung đặc biệt nhất bởi kết cấu đa dạng. Hiệu ứng bề mặt đạt được bằng cách ép hoặc xoắn vải khi ướt, vải chịu áp lực khiến cọc bị xẹp xuống theo nhiều hướng khác nhau. Nó khác với nhung thông thường có sự đồng nhất ở bề mặt, nhung nghiền có vẻ nhăn nheo theo cách rất tự nhiên, tạo sự hấp dẫn về thị giác. 
 

vải nhung nghiền crushed velvet


Sử dụng để bọc, nội thất ô tô, lớp lót cho hộp nhạc, bao bì trang sức và màn hình,...

Nhung dập nổi (Embossed velvet)

Nhung dập nổi, nhung rèn là loại vải nhung được khắc hoa văn trang trí trên bề mặt, tạo thêm nét sang trọng và tinh tế. Thông qua một quá trình được gọi là dập nổi bằng nhiệt, phần dập nổi ngắn hơn một chút so với phần nhung xung quanh và có thể dễ dàng cảm nhận được hiệu ứng dập nổi bằng cả thị giác và xúc giác. Nó góp phần nâng cao sức hấp dẫn thẩm mỹ tổng thể và tạo cảm giác sang trọng.
 

vải nhung dập nổi


Sử dụng cho quần áo (áo váy, sơ mi, áo khoác, áo choàng,...) và phụ kiện (túi/ví, khăn quàng, bịt tai, găng tay, mũ trùm đầu, dép,.. Đồ nội thất (ném, rèm, gối, túi, khăn trải giường, đồ treo tường, vải bọc,...), đồ trang trí (hộp, đồ đồ trang sức và túi quà tặng, bìa tạp chí,....).

Nhung dập nổi có thể đắt hơn so với các chất liệu khác do chất liệu phù hợp dập nổi thường là rayon hoặc lụa. Nhung có tỷ lệ nylon và polyester cao thường không phù hợp để dập nổi.

Giá thành có thể khác nhau tùy thuộc vào chất lượng vải và độ phức tạp của các họa tiết in nổi.

Nhung in

Một số loại nhung ví dụ như nhung gân có thể được in trên vải để tạo thêm họa tiết, hoa văn đẹp mắt. Mặc dù in trên nhung không dễ như các loại vải khác nhưng nhờ các phương pháp công nghệ in hiện đại, hiệu quả của việc của vải in cũng rất đẹp mắt.

Nhung thêu, đính trang trí

Có nhiều cách thêu trên nhung. Thêu thủ công trên nhung là một công đoạn đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ. Đây là bước hoàn thiện nhung đã có từ lâu đời so với nhung in và dập nổi.

Cũng như thêu trên lụa, thêu trên vải nhung tạo nên nét sang trọng và quyến rũ cho nhung và nó cũng khiến cho vải trở nên đắt đỏ hơn.

Tương tự như vậy các phụ kiện trang trí như đá, cườm, các loại hạt cũng được đính trên nhung để tăng thêm tính thẩm mỹ cho vải hoặc các sản phẩm may từ nhung như áo dài nhung, váy đầm nhung,...

5.Các loại nhung theo đặc điểm bề mặt

Ngoài sự khác biệt bề mặt do khâu hoàn thiện, nhung cũng có sự khác biệt do đặc điểm kết cấu dệt, sợi cọc, mặt nhung,...

Nhung siêu mịn (micro velvet)

Nhung micro còn được gọi là nhung 9000 (velvet 9000) là loại vải chất lượng cao, dày đặc và sang trọng nhất, thường có GSM từ 450–500. Thường sử dụng chất liệu chính là polyester, mềm, bóng, bền màu, hả năng chống vết bẩn và chống mài mòn tốt. Độ mềm mịn có thể so sánh với nhung lụa. Vải có nhiều màu sắc và rất bền màu.

Rất lý tưởng cho các loại quần áo như váy, áo khoác và quần, trang phục, vải bọc và mục đích trang trí, hàng thủ công và các dự án sáng tạo khác nhau.

Giá của vải trên thị trường quốc tế có thể từ 8 - 10 USD/m2

Nhung Panne (panne velvet)

Panne Velvet có hướng lông thống nhất trên khắp mặt vải. Nó khác với nhung nghiền có hướng cọc không đều. Khi vải được ép với áp lực lớn để làm phẳng toàn bộ cọc đã tạo ra bề mặt vải vẻ bóng bẩy với độ sáng tinh tế đặc trưng.

Nhung Panne có độ co giãn cơ học, tức là không cần dùng tới chất liệu sợi co giãn giống như nhung thun. Panne có khả năng co giãn 2 chiều, giúp vải không bị nhăn 100%. 

Được sử dụng cho trang phục trang trọng (váy dạ hội, vest và váy đầm), đồ bọc, rèm và đồ trang trí nhà cao cấp đòi hỏi vẻ ngoài bóng bẩy và trang nhã. 

Vải được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, giá cả cũng đa dạng hơn và dễ tiếp cận với đa số khách hàng.

Nhung 2 mặt (Double faced velvet)

Thông thường nhung có một mặt lông nhung và một mặt sau không có. Nhưng cũng có loại nhung 2 mặt, có thể là 2 mặt lông giống nhau hoặc 1 mặt hiệu ứng nhung một mặt có họa tiết, mục đích là sử dụng được cả hai mặt.

Thường được dùng cho phụ kiện, mục đích trang trí phổ biến như dây ruy băng nhung 2 mặt hoặc thích hợp cho may váy cổ điển, áo liền quần nhung, áo cape,...

Loại này thường được làm bằng tơ nhân tạo như hoặc hỗn hợp tơ và Viscose. Giá của nó khá cao so với loại 1 mặt cùng chất liệu. Giá bán lẻ trên thị trường quốc tế của nhung 2 mặt Ý thương hiệu Binda 75% Viscose, 25% tơ có thể lên đến 150USD/m2 vải.

Nhung gân, nhung tăm (Corduroy fabric)

Nhung tăm trong tiếng Anh là Corduroy fabric là vải nhung có kết cấu giống như các đường gân sọc nổi lên và các rãnh ở giữa các đường gân. Kích cỡ đường gân có thể lớn hoặc nhỏ tùy loại. Loại gân nhỏ còn được gọi là nhung tăm.

Loại  này thường được làm bằng sợi cotton, cotton pha, len hoặc sợi tổng hợp hoàn toàn. Được dùng cho cả may mặc (áo khoác, áo vest, quần tây, áo liền quần, áo khoác, đồng phục, áo sơ mi, váy,...) ...) và vải bọc nội thất.

Nhung rỗng (Voided)

Nhung được dệt một cách có chủ đích để tạo ra những vùng đất bề mặt vải không có cọc lông để tạo thành hoa văn. Đây là một kiểu nhung có từ lâu đời.

 

vải nhung rỗng velvet voided

 

Ngày nay loại nhung rỗng này có mặt vải nền khá đa dạng và đẹp mắt.

Nhung phân theo phương pháp dệt

Nhung Velveteen

Velveteen còn goi là giả nhung để phân biệt với nhung thật - Velvet. Velveteen thường được làm bằng sợi cotton 100% hoặc loại polyester, len hoặc hỗn hợp, cọc lông ngắn. Đó chính là lý do nó kém bóng hơn.

Ở Velveteen cọc được tạo ra bằng cách sử dụng các sợi ngang bổ sung có sợi cọc theo hướng ngang, cọc lông ngắn (không quá 3mm) và dày đặc, chắc chắn. 

Loại này thường kém bóng, xỉn màu hơn, cứng hơn, nặng hơn, bền hơn và cũng dễ may hơn nhung thật. Nó rất phổ biến để may blazer, quần dài hoặc quần jean nhung cũng như ứng dụng vải bọc nội thất.

Nhung Velour

Nhung Velour thường được dệt kim nên còn gọi là vải nhung dệt kim. Vải có tính co giãn nhờ có tỉ lệ nhỏ sợi spandex trong thành phần và chất liệu chính là vật liệu tổng hợp.  Đây là một loại nhung dày đặc, trọng lượng nặng với cọc lông ngắn.
 

vải nhung dệt kim


Thường ứng dụng cho may mặc là các bộ đồ mềm mại, thoải mái như quần chạy bộ, quần áo đi dạo và trang phục đi nghỉ thông thường.

Trên đây là một số thông tin tìm hiểu vải nhung là gì, đặc điểm, phân loại nhung. Sẽ có thêm nhiều bài viết về chủ đề vải nhung được Toplist Ninh Hiệp giới thiệu đến bạn đọc. 

Ngoài ra để tìm kiếm địa điểm mua vải nhung chất lượng, bạn có thể tham khảo các bài viết về danh sách cửa hàng vải, nhà sản xuất, xưởng vải trên website của toplistninhiep.vn. 

Xem thêm: Giới thiệu ưu t hế nguồn vải sỉ của chợ vải Ninh Hiệp - Hà Nội

Chia sẻ

Location for : Listing Title